Tin tức - Sự kiện
Hội thảo xây dựng báo cáo thường niên về thị trường nguồn khách du lịch quốc tế đến Việt Nam

Ngày cập nhật: 12/09/2015 2:42:54 CH

Hội thảo có sự tham dự của Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Du lịch Nguyễn Quốc Hưng cùng đại diện lãnh đạo các Vụ, đơn vị chức năng trực thuộc Tổng cục Du lịch; chuyên gia Dự án EU; đại diện các tổ chức quốc tế tại Việt Nam; các doanh nghiệp kinh doanh du lịch cùng đông đảo các cơ quan thông tấn báo chí trung ương và địa phương.

Tại hội thảo, ông Vũ Nam – Phó Vụ trưởng Vụ Thị trường Du lịch (Tổng cục Du lịch) cho biết, báo cáo thường niên về thị trường nguồn khách du lịch quốc tế đến Việt  Nam là bước khởi đầu để hàng năm Tổng cục Du lịch đưa ra báo cáo tổng quan về các thị trường du lịch quốc tế. Đây cũng là tài liệu tham khảo cho tất cả các đơn vị, tổ chức và cá nhân có liên quan đến du lịch. Báo cáo sẽ cập nhật thông tin, dữ liệu, số liệu từ các nghiên cứu, báo cáo về tình hình phát triển hiện tại; đồng thời cập nhật dự báo xu hướng phát triển du lịch từ các tổ chức quốc tế uy tín.

Cũng tại hội thảo, ông Kai Partale – Chuyên gia Dự án EU đã trình bày tham luận phân tích thực trạng khách du lịch quốc tế đến Việt Nam từ một số thị trường nguồn. Trong Chiến lược Phát triển du lịch Việt Nam giai đoạn 2020, tầm nhìn đến 2030 và gần đây là Chiến lược Marketing du lịch Việt Nam đến năm 2020 đã được Bộ VHTTDL phê duyệt, Việt Nam sẽ ưu tiên marketing đối với nhóm các thị trường Đông Bắc Á (Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc, Đài Loan), Đông Nam Á (Thái Lan, Singapore, Malaysia, Indonesia), Nga, Úc và Niu-di-lân; đồng thời duy trì hoạt động marketing đối với nhóm các thị trường Tây Âu (Anh, Đức, Pháp, Tây Ban Nha, Ý, Hà Lan), Bắc Âu (Đan Mạch, Na-uy, Phần Lan, Thụy Điển) và Bắc Mỹ (Mỹ và Ca-na-da). Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, ước tính, tổng số khách quốc tế đến Việt Nam 7 tháng đầu năm 2015 đạt 4.398.202 lượt khách. So với cùng kỳ năm 2014, có 10 thị trường khách tăng, gồm: Hàn Quốc (35,5%), Phần Lan (15,8%), Singapore (13,4%), Tây Ban Nha (6,4%), Italy (5,7%), Mỹ (5,6%), Đài Loan (3,8%), Đức (1,4%), Nhật (1,2%) và Hà Lan (0,8%); các thị trường có xu hướng giảm là Campuchia (43,9%), tiếp đến là Lào (36,1%), Thái Lan (31,2%), Trung Quốc (24,4%)… Trước bối cảnh đó, nhằm tháo gỡ khó khăn cho ngành Du lịch, Chính phủ Việt Nam đã ban hành nhiều chính sách quan trọng nhằm tạo điều kiện thuận lợi về thủ tục nhập cảnh và cải thiện môi trường du lịch, góp phần thúc đẩy sự phát triển của ngành Du lịch Việt Nam trong thời kỳ mới. Trong đó, đáng chú ý là chính sách miễn thị thực nhập cảnh cho công dân các nước Anh, Pháp, Đức, Tây Ban Nha, Italia và Belarus (bắt đầu từ 1/7/2015). Chính sách quan trọng này đã tăng số nước có công dân được miễn thị thực nhập cảnh vào Việt Nam lên 22 nước (cùng với 9 nước ASEAN và 7 nước khác gồm Đan Mạch, Phần Lan, Na Uy, Thụy Điển, Nga, Nhật Bản và Hàn Quốc).

Bài: Phạm Phương; ảnh: Diễm Phi

Lần xem: 449  Quay lại!

CÁC TIN KHÁC
  Phái đoàn Liên minh châu Âu tại Việt Nam Lãnh đạo dự án Eco Fair đã đến thăm và làm việc tại Tổng công ty thương mại Quảng Trị (SEPON GROUP)
  Trồng lúa hữu cơ mở ra hướng canh tác bền vững cho nông dân Quảng Trị
  Hôm nay (12-12) diễn ra Giao lưu hữu nghị quốc phòng biên giới Việt Nam - Lào lần thứ nhất
  SẢN PHẨM MỚI GẠO HỮU CƠ SEPON
  ĐOÀN GIÁM SÁT THƯỜNG TRỰC HĐND TỈNH QUẢNG TRỊ LÀM VIỆC VỚI CÔNG TY
  GẠO ĐÂY, TỪ TRIỆU PHONG!
  Thí sinh Lại Thị Yến Nhi giành danh hiệu “Đại sứ du lịch Quảng Trị 2021”
  SEPON Group tổ chức Hội nghị ký kết ghi nhớ thực hiện “Chương trình 75 nghìn sáng kiến vượt khó phát triển” của Tổng liên đoàn lao động phát động!
  Sepon Group nghiên cứu xây dựng Đề án sơ bộ phát triển lúa VietGAP, lúa hữu cơ Quảng Trị.

Ngày đến*  
Ngày đi*